Ván lạng gỗ thông là gỗ tự nhiên sau khi khai thác được tiết hành bóc ly tâm thành những lát mỏng dày từ 0,3mm đến 0,6mm, độ rộng thì tùy theo từng cây và được phơi sấy khô. Hiện nay, loại ván lạng này đang được nhiều khách hàng yêu thích và ứng dụng phổ biến trong thi công đồ nội thất.
1. Đặc điểm của gỗ thông và ván lạng gỗ thông
Cây thông vốn là loại cây thân gỗ lớn thường mọc ở vùng có khí hậu ôn đớn như Việt Nam. Loại cây này có tốc độ tăng trưởng rất tốt, cây thẳng đứng, thân tròn đều nên rất dễ cho việc khai thác cửa xẻ và chế biến. Gỗ thông có khả năng chịu máy tốt, ốc vít, đinh, keo có độ bám cao. Gỗ cũng dễ nhuộm màu và đánh bóng. Loại gỗ này cũng tương đối dễ làm khô, không biến dạng và vân gỗ rất đẹp nên khi đánh bóng sẽ rất bóng và bắt mắt.
2. Ứng dụng thực tế của ván lạng gỗ thông
Hiện nay, ván lạng gỗ thông được sử dụng phổ biến nhất trong thi công nội thất. Bạn có thể gặp vật liệu này trong kiến trúc văn phòng đến đồ nội thất nhà như bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo hay các vật dụng cất giữ đồ đạc…
Do gỗ thông đẹp, mềm và nhẹ nên dễ dàng di chuyển và sắp xếp trrang trí nội thất. Gỗ cũng có khả năng chịu lực khá cao, rất bền và đẹp thường được sử dụng chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và nhiều công dụng khác
Có thể nói, ván lạng gỗ thông là một sự ứng dụng tuyệt vời cho nội thất không gian của các ngôi nhà và văn phòng. Hiện nay, Công ty Mai Hoa đang sản xuất loại ván lạng này với số lượng lớn. Chúng tôi có nhà máy rộng 10.000m2 tại Bình Dương bao gồm nhiều máy móc hiện đại cùng đội ngũ nhân công kinh nghiệp, đảm bảo đáp ứng kịp thời và đúng tiến độ nguồn hàng cho khách hàng. Các sản phẩm ván lạng luôn được kiểm tra chất lượng kỹ càng và được bán với giá rẻ nhất phù hợp với ngân sách của người mua Việt Nam.
Quy trình sản xuất ván gỗ thông ép mỏng
1. Chuẩn bị phôi gỗ
Ván mỏng và các sản phẩm sử dụng ván mỏng được tạo ra từ cả gỗ lá rộng và gỗ lá kim. Chất lượng nguyên liệu gỗ để sản xuất ván mỏng đựợc đánh giá dựa trên các yêu cầu nhất định về kích thước gỗ, cấp chất lượng, các phương thức vận chuyển, bảo quản và cách ly gỗ.
2. Hóa mềm gỗ
Trong công nghệ bóc và lạng gỗ, các khúc phôi gỗ thường được làm nóng trong bể nước hoặc được hấp nóng để làm mềm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bóc, lạng gỗ và cải thiện chất lượng ván mỏng sản xuất ra. Qui trình nấu và gia nhiệt rất đa dạng, phụ thuộc vào khối lượng thể tích gỗ, kích thước phôi gỗ và kế hoạch cấp nhiệt của nhà máy. Nhiệt độ thường được sử dụng là 50 – 90oC, thời gian gia nhiệt 25 – 36giờ. Tuy nhiên, một số loài gỗ có khối lượng thể tích cao cần được gia nhiệt nhiều ngày.
3. Sấy ván mỏng
Ván mỏng được tạo ra sau khi bóc, lạng thông thường có độ ẩm cao và không phù hợp để tráng keo. Vì vậy ván mỏng cần được sấy khô đên độ ẩm nhỏ hơn 12%. Đây là mức độ ẩm tương thích với việc tráng keo và phù hợp với độ ẩm của ván dán được sử dụng.
Hiện nay có nhiều phương pháp sấy ván mỏng. Kiểu sấy thông dụng nhất là buồng sấy dài được trang bị với các ru lô trên băng tải có tác dụng đẩy ván mỏng đi dọc theo buồng sấy. Hệ thống gia nhiệt và quạt được bố trí dọc theo buồng sấy để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Phần lớn các lò sấy ván mỏng nhiệt độ cao (trên 100°C) sử dụng nguồn nhiệt từ hệ thống gia nhiệt hơi nước. Nhiệt được truyền tới không khí bởi hệ thống trao đổi nhiệt. Các hệ thống lò sấy sử dụng dầu và khí đốt đang ngày một thông dụng trong công nghiệp.
Dưới đây là một mô hình buồng sấy băng tải:
Do nhiều ván mỏng có xu hướng bị nhăn sau khi sấy vì sự khác nhau mật độ trên mặt ván, các tấm ván mỏng đó cần được làm phẳng bằng cách là ép thêm. Ngày nay máy sấy ép đã được phát triển với khả năng vừa ép, vừa sấy khô ván mỏng.
4. Cắt xén ván gỗ thông mỏng
Sau khi sấy, ván mỏng được cắt xén theo kích thước yêu cầu để bán hay ép ván.
Qua việc cắt xén, các phần lỗi trên ván mỏng cũng được loại bỏ.
Các lá ván mỏng được cắt theo từng loại kích thước và được tập hợp theo tưng bó 24 – 32 tấm
5. Lưu kho
– Ván mỏng đã sấy khô cần được lưu giữ trong nhà kho có nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi
– Các ván mỏng nên được lưu giữ ở nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
6. Khâu vá ván mỏng
Các mảnh ván mỏng có thể được ghép nối lại với nhau theo cạnh ván để tạo nên những tấm lớn hơn theo kích thước và hình ảnh ván mỏng theo yêu cầu. Việc liên kết cạnh này có thể được thực hiện bằng máy khâu cạnh ván với dây keo theo đường zic zắc.
7. Ghép hình
Nghệ thuật ghép hình được thực hiện để tạo lại hình ảnh vân thớ tự nhiên của gỗ theo một kiểu dáng hay hiệu ứng hình ảnh nhất định cho mục đích trang trí. Sau đây là một số kiểu ghép hình ván mỏng:
- Ghép hình sách
- Ghép hình ngẫu nhiên
- Ghép nối vân
- Ghép hình vuông