Với sự phát triển của ngành xây dựng, thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại vật liệu xây dựng, nhiều loại gỗ mới, đáp ứng nghu cầu của khách hàng.
Gỗ dán là loại vật liệu mới được nhiều khách hàng ưa chuộng, là giải pháp thay thế cho gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ dán ngày càng trở nên phổ biến vì có giá thành rẻ và ngoại hình đẹp.
Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ dán ngày càng trở nên phổ biến vì có giá thành rẻ và ngoại hình đẹp
Gỗ dán (plywood) hay còn gọi gỗ ép là loại gỗ công nghiệp có cấu tạo bởi những lớp gỗ lạng mỏng 1mm xếp liên tục, vuông góc với nhau theo đường vân gỗ.
Các lớp gỗ này được dán với nhau bằng loại keo chuyên dụng, sau đó, dưới tác động của nhiệt và lực ép giúp chúng gắn chặt với nhau một cách chắc chắn.
Cấu tạo của gỗ dán
Thông thường, nguyên liệu để sản xuất ván dán thường là các loại gỗ thuộc nhóm IV, đây là những loại gỗ nhẹ, có giá thành thấp như gỗ thông, bạch dương, cao su, keo, bạch đàn…
Bề mặt gỗ dán phẳng, có khả năng chịu nước tốt, độ ẩm cao, không bị ăn mòn
Cụ thể, cấu tạo của gỗ dán gồm 3 thành phần chính:
– Phần ruột (hay lõi): Gồm nhiều lớp gỗ lạng mỏng có độ dày khoảng 1mm.
– Phần bề mặt: Đây là lớp gỗ tự nhiên.
– Phần keo: Các loại keo thường được sử dụng cho ván dán là keo Urea Formaldehyde (UF) và keo Phenol Formaldehyde (PF).
Trong đó, keo Phenol có tác dụng tạo độ cứng cho gỗ, tăng khả năng chịu ẩm, chịu nước cũng như giúp bề mặt gỗ dán có độ phẳng hoàn hảo. Tương tự, keo Formaldehyde giúp gỗ dán chống lại hiện tượng cong vênh và biến dạng trong quá trình sử dụng.
Quy cách gỗ dán
– Tỷ trọng: Gỗ dán có tỷ trọng không cao, khối lượng trung bình rơi vào khoảng 700kg/m3
– Độ dày: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 18, 20, 25mm
– Kích thược: 1000 x 2000mm; 1160 x 2440mm; 1220 x 2440mm
Đặc điểm của gỗ dán
Gỗ dán thường sử dụng các loại gỗ tự nhiên như gỗ thông, gỗ xoan đào, gỗ tần bì, gỗ óc chó,… Đây là loại vật liệu có nhiều đặc tính kỹ thuật rất ưu việt nên được sử dụng cho đóng đồ nội thất gia đình và các hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng.
Gỗ dán (gỗ plywood) hay còn gọi có tên gọi khác là gỗ ép
Một số đặc điểm nổi bật của ván dán như:
– Loại gỗ này có các lớp gỗ tự nhiên nên có độ sáng và độ cứng tốt, có tính chịu lực va đập cao, không bị cong vênh, nứt hay co ngót.
– Bề mặt gỗ dán phẳng, có khả năng chịu nước tốt, độ ẩm cao, không bị ăn mòn.
– Gỗ dán còn có khả năng bắt vít, bám keo tốt, khả năng uốn cong thuận tiện cho việc tạo hình, dễ thi công, lắp ráp.
– Loại gỗ này có giá thành của gỗ rẻ hơn gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên, khi cắt ván dễ bị sứt mẻ nên cần chú ý khi thi công. Ngoài ra, loại gỗ này để lâu tại nơi có độ ẩm cao dễ bị mục nên cần chú ý trong quá trình sử dụng các sản phẩm từ gỗ dán.
Đặc biệt, số lượng các tấm gỗ mỏng được sử dụng để tạo thành 1 tấm gỗ Plywood luôn là số lẻ, tùy thuộc vào độ dày của ván gỗ mà sử dụng 3, 5, 7 hay 9 lớp gỗ để tạo thành.
Được biết, đặc điểm này là nhằm tạo ra một lớp lõi ở chính giữa của ván gỗ. Khi đó các lớp gỗ còn lại sẽ được xếp hướng vân phù hợp để ván gỗ dán có độ chịu lực và chống cong vênh tốt nhất.
Quy trình sản xuất gỗ plywood
Gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng là sản phẩm được làm từ các lớp gỗ ván bóc gắn với nhau bằng keo, sau đó được phủ một hoặc hai lớp ván gỗ cứng ở bề mặt. Toàn bộ quá trình sản xuất gỗ dán gồm:
Lựa chọn nguyên liệu -> Cắt (láng) -> Sấy Venner -> Sắp xếp -> Dán với keo -> Ép nóng, lạnh -> Kiểm tra chất lượng.
Ứng dụng của gỗ dán trong nội thất
Ván ép công nghiệp là được sử dụng cho đóng đồ nội thất
Với ưu điểm đặc biệt không bị cong vênh, không bị mối mọt, và có nhiều kiểu dáng, quy cách nên ván ép công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng và làm độ nội thất từ bàn ghế, đến tủ, giường ngủ…
Hiện nay, gỗ dán plywood được ưa chuộng khi có thể ép phủ bề mặt Melamine hoặc sơn Pu để phù hợp với không gian nội thất hiện đại nên thường được sử dụng làm đồ trang trí nội thất, kệ bếp, bàn, ghế văn phòng,… Một số đồ nội thất được làm từ gỗ dán như:
Tủ quần áo được thiết kế từ gỗ dán
Gỗ dán còn có thể làm vách ngăn phòng, gác lửng, mặt sàn chống ồn