Hiểu kỹ hơn về gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh chỉ cần nghe đến cái tên bạn cũng đã có thể hình dung được thành phần cấu tạo chính của gỗ ghép thanh rồi đúng không. Đúng vậy, thành phần nguyên liệu chính cấu tạo nên gỗ ghép thanh đó chính là gỗ tự nhiên. là môt sản phẩm không thể thiếu trong việc thi công trang nội thất hiện nay, do diện tích rừng ngày càng hạng hẹp giá gỗ tự nghiên ngày càng đắt đỏ nên gỗ ghép thanh ngày càng được ưu chuộng vì giá thành rẻ,nguyên liệu dồi dào

  • Gỗ ghép thanh có độ ẩm: từ 8 – 12% (tối đa)
  • Keo tiêu chuẩn quốc tế: F4
  • Kích thước một tấm gỗ theo tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm
  • Gỗ ghép  có độ dày  từ: 10mm, 14mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm, 24mm.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ ghép 

Gỗ ghép thanh với thành phần cấu tạo chính là gỗ tự nhiên nên gỗ ghép thanh có một vài ưu nhược điểm tương đồng sau:

Ưu điểm của gỗ ghép thanh 

  • Gỗ ghép thanh tuy xuất thân là gỗ tự nhiên nhưng bởi vì đã qua xử lý nên gỗ ghép đã có một ưu điểm vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên đó là không bị mối mọt, cong vênh hay co rút như gỗ tự nhiên.
  • Vì nguyên liệu chính là gỗ được lấy từ rừng trồng nên khi bạn dùng sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thì bạn đang góp phần bảo vệ thiên nhiên ấy.
  • Được sản xuất với công nghệ kĩ thuật cao nên có tính ổn định vật lý rất tốt, chịu nước, chống va đạp và trầy xước.
  • Độ bền của gỗ ghép rất cao không thua kém gì gỗ nguyên khối tự nhiên
  • Giá thành  gỗ ghép rẻ và dễ dàng gia công hơn gỗ tự nhiên
  • Mẫu mã đa dạng với nhiều màu sắc phong phú.

Nhược điểm của gỗ ghép 

  • Gỗ ghép thanh chỉ có một nhược điểm duy nhất là hệ vân hầu không đẹp như gỗ tự nhiên và màu sắc cũng không thống nhất với nhau lắm vì được ghép từ nhiều mảnh gỗ nhỏ lại với nhau.
  • Gỗ ghép thanh đặc biệt phù hợp với công năng lót sàn bởi vì chịu được nước và chống trầy xước va đập cùng tính ổn định vật lý rất cao.

Thành phần cấu tạo của gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh chỉ cần nghe đến cái tên bạn cũng đã có thể hình dung được thành phần cấu tạo chính của gỗ ghép thanh rồi đúng không. Đúng vậy, thành phần nguyên liệu chính cấu tạo nên gỗ ghép thanh đó chính là gỗ tự nhiên.

Gỗ ghép thanh ở đây có thể được khai thác từ những cánh rừng nguyên sinh, chuyên trồng những cây gỗ công nghiệp khai thác ngắn ngày, hoặc những thanh gỗ nhỏ thừa không thể chế tạo được các đồ nội thất đơn lẻ. Về loại gỗ cũng rất đa dạng và không kén chọn với bất kì loại nào. Nguyên liệu có thể là gỗ Cao su, gỗ Thông, gỗ Keo, Xoài,….

Hiện tại ở Việt Nam ta, với diện tích rừng cao su bạt ngàn tại các tỉnh Đông Nam Bộ như: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,…thì gỗ ghép thanh từ gỗ cao su (gỗ cao su ghép) là phổ biến nhất.

Một thành phần quan trọng có vai trò làm cho các thanh gỗ nhỏ trong gỗ ghép thanh kết dính lại với nhau đó chính là keo để tăng độ kết dính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *