Lý giải về gỗ ghép thanh

Gỗ ghép là gì?

  • Gỗ ghép là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên (gỗ rừng). Những thanh gỗ nhỏ được có kích thước tương tự nhau được ghép lại để tạo tấm gỗ lớn.
  • Châu Âu là nơi có những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn nên nó có sản lượng gỗ thanh ghép lớn nhất, tiếp đến là châu Á và châu Mỹ. Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có trình độ ghép gỗ tuyệt vời nhất, thay vì cố định bằng keo dán thì họ tạo ra mộng.

Với tình hình tài nguyên gỗ đang dần cạn kiệt vì bị tàn phá và khai thác quá mức cho phép thì việc sử dụng gỗ ghép mang lại hiệu quả rất cao. Bạn có thể dùng nó để làm các loại đồ gỗ từ cổ điển đến hiện đại, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao lại tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Hiện tại, Việt Nam đang là 1 trong những quốc gia có số lượng xuất khẩu gỗ ghép thanh thuộc diện hàng đầu thế giới với các dòng sản phẩm chủ đạo như: gỗ cao su ghép, gỗ thông ghép, gỗ tràm ghép, gỗ keo ghép, … Và thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật bản, Châu âu và đặt biệt là Trung Quốc bởi nó có giá thành rẻ hơn so với nhiều quốc gia khác.

Thông số gỗ ghép thanh

Tiêu chí Thông số
Kích thước tiêu chuẩn 1.200 x 2.400(mm) hoặc 1.220 x 2.440(mm)
Độ dày tiêu chuẩn 10mm đến 40mm
Nguyên liệu
  • Gỗ thông
  • Gỗ cao su
  • Gỗ tràm
  • Gỗ xoan mộc
  • Phủ Veneer
  • Phủ giấy PU
  • Phủ keo bóng

 

Gỗ ghép có cấu tạo như thế nào?

Giống như dòng sản phẩm ván ô tim mà Gominhtien đã giới thiệu trước đó. Sản phẩm được tạo thành bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ với nhau bằng keo dán chuyên dụng. Quá trình ghép sử dụng hệ thống máy ép cao tần hiện đại. Thành phẩm là những tấm ván có chi tiết đơn giản hay độc đáo, kích thước khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.

Trong đó:

  • Các thanh gỗ: thường là gỗ lấy từ phần bìa bắp hoặc gỗ có đường kính nhỏ mà không thể đóng đồ nội thất đơn lẻ của cây cao su, cây thông, tràm, xoan mộc, keo,… Gỗ sau khi được chọn lựa kỹ theo các tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì được mang đi xử lý để loại bỏ mối mọt, ẩm mốc.
  • Keo dán: làm tăng độ kết dính cho thanh gỗ, các loại keo thường dùng là keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).
  • Lớp phủ bề mặt: Để đảm bảo tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm, nhà sản xuất có thể tiến hành phủ lên bề mặt các lớp phủ bề mặt chuyên dụng. Một vài lớp phủ phổ biến là: Veneer, Laminate, Melamine, Keo bóng, giấy PU, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *